Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho rằng không thể dùng biện pháp hành chính "ốp" dân thay bóng đèn mà phải tăng cường nhận thức đèn tiết kiệm tiết kiệm điện.
Ông đề nghị xem xét lại tính khả thi của chương trình .
"Kinh phí thay bóng đèn hơn 500 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực VN có chịu được không? Bộ Tài chính chắc chắn sẽ không phê chuẩn vì với ngân sách, khoản tiền này không nhỏ", ông Hải nói trong cuộc họp bàn về chương trình thay bóng điện diễn ra hôm nay.
Bộ trưởng cho rằng bóng sợi đốt vẫn có nhu cầu nhất định chứ không thể loại bỏ. Ngay như ông, khi sử dụng đèn bàn vẫn dùng bóng tròn để đỡ hại mắt.
Đối với những người có nhu cầu điều chỉnh độ sáng, MEGAMAN® là nhà sản xuất đèn tiết kiệm đầu tiên trên thế giới phát minh ra công nghệ thay đổi cường độ ánh sáng thông qua chiếc áp đèn hoặc bật tắt ở 4 cấp độ sáng tối khác nhau.
Đề nghị nâng thuế nhập khẩu, tiến tới cấm nhập đèn sợi đốt, theo ông Hải là không thực hiện được vì sắp tới VN sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phải dỡ bỏ các rào cản đối với hàng nhập khẩu.
Đóng góp ý kiến về biện pháp phân phối bóng đèn compact, ông Bùi Hải - Phó chánh văn phòng Bộ Công nghiệp đề nghị mỗi nhân viên đi thu tiền điện đèo theo một thùng bóng đèn compact để trực tiếp tiếp thị tại từng nhà dân. Điều này có nghĩa là nhà điện kiêm luôn đại lý bán bóng đèn.
Ông Nguyễn Tấn Lộc, Trưởng ban kinh doanh điện nông thôn EVN: "Thay bóng đèn cũng giống như đập bỏ cái nhà cũ để xây một con đường, người dân sau đó lại được hỗ trợ xây một ngôi nhà mới thì chả sướng hơn sao".
Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ Hoàng Đình Hiệp: Ở Pháp người ta quảng bá cho chương trình dùng đèn tiết kiệm điện bằng cách cứ đến giờ cao điểm thuê mấy "ngôi sao" cầm đèn ở chỗ đông người.
"Khi đặt ra một kế hoạch nào đó các anh lại cứ đưa ra những lợi ích tuyệt đối trong khi thực hiện rất khó khăn. Nếu người dân dùng cái bóng compact đó lắp vào nhà kho, năm thì mười họa mới sử dụng thì cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu", Bộ trưởng bình luận.
Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công nghiệp) Hoàng Đình Hiệp cũng cho hay trên thế giới không có nước nào bỏ hẳn đèn tròn. Các khách sạn sang trọng hay các sàn diễn vẫn dùng vì nó là ánh sáng thật. Bản thân các nhà sản xuất bóng đèn cũng đề nghị để người tiêu dùng thấy lợi ích sẽ tự chuyển đổi, chứ không thể bắt buộc.
Ông Hoàng Văn Nhượng, Phó giám đốc Công ty Điện Quang cho biết, chưa có cơ sở để nói dùng đèn compact hiệu quả hơn đèn tròn. Nếu điện áp thấp hơn điều kiện lý tưởng (chẳng hạn 180V thay vì 220V) đèn không sáng, bật tắt liên tục rất chóng hỏng.
"Đừng đặt một giải pháp nào đó như thần dược, EVN khẳng định nó hiệu quả nhưng ánh sáng của nó không tốt. Đèn dây tóc có phổ sáng liên tục, độ màu đạt 100 trong khi đèn huỳnh quang độ màu chỉ được 74", ông Nhượng phân tích.
Năm 2000, Điện Quang đã sản xuất 1 triệu bóng compact nhưng chỉ tiêu thụ được hơn 100.000 chiếc. Công ty này từng phối hợp với EVN bán trợ giá cho người dân Long An, từ 44.000 đồng giảm xuống 22.000 đồng, nhưng tổ chức rất khó khăn, phiền hà, mà lượng tiêu thụ thấp.
Nhà sản xuất này cho rằng nên đưa ra các thông điệp và thực hiện chiến dịch truyền thông để người dân tự thấy lợi ích và thực hiện, bởi nay có người thậm chí còn không ủng hộ chương trình phát miễn phí bóng đèn.
Giám đốc Công ty cổ phần Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng cho rằng, đèn tròn sản xuất trong nước không đối thủ nào cạnh tranh được cả về giá và chất lượng. Khi trong nước có nhu cầu, cấm sản xuất thì hàng nhập sẽ chui vào bằng đủ đường. "Ngoài tiêu thụ trong nước, hiện chúng tôi xuất khẩu mỗi năm hơn 10 triệu bóng đèn tròn, ngưng sản xuất làm sao được", ông Thăng nói.
Trong khi đó Công ty Điện lực TP.HCM bày tỏ quan điểm ủng hộ đề án này. "Dựa trên những kinh nghiệm tiết kiệm điện do UBND thành phố chỉ đạo từ đầu năm, chúng tôi cho rằng đề án thay bóng đèn tròn là rất khả thi và hiệu quả", Phó giám đốc Công ty điện lực thành phố Nguyễn Văn Lý nói.
Theo ông, từ tháng 6 Công ty điện lực TP.HCM đã thử cắt giảm 50% lượng điện chiếu sáng công cộng. Biện pháp này đã giúp thành phố tiết kiệm được hơn 1 triệu kW tiêu thụ mỗi tháng, tương đương khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Trong 8 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện nhận của Công ty điện lực thành phố gần 7.000 triệu kW, tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2004. Tổng sản lượng điện thương phẩm là 6.473 kW, tỷ lệ tổn thất là 7,47% (chỉ tiêu của EVN là 8,8%).
Theo số liệu thống kê từ Phòng kinh doanh Công ty điện lực TP.HCM, lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt tiêu dùng đứng hàng thứ 2, chiếm 36,51% tổng sản lượng điện tiêu thụ. Điện dùng cho công nghiệp đứng đầu, chiếm 47,35% lượng điện tiêu thụ. Khối thương nghiệp và khách sạn chiếm 10,88%.
Từ phân tích này, ông Phó giám đốc Công ty điện lực thành phố cho rằng bên cạnh những biện pháp cắt giảm tiêu thụ điện như sử dụng nguồn phát diesel dự phòng, tiết kiệm nguồn chiếu sáng... thì việc thay thế bóng đèn tròn bằng bóng tiết kiệm điện là hợp lý.
Song nhiều hộ dân có hoặc từng sử dụng đèn tiết kiệm điện thì cho rằng, thật ra lượng điện tiết kiệm được không nhiều và bóng đèn có nhiều khiếm khuyết. "Bóng đèn tiết kiệm điện của nhà tôi rất mờ, xài một thời gian ngắn đã bung chuôi phải lấy băng keo dán lại rồi dùng tiếp", ông Hai Thành ở chung cư 60 Nguyễn Trãi, quận 1 cho biết.
Còn gia đình bà Trần Thị Ngọc Hồng ở quận 3 cho biết, lượng điện tiêu thụ gia đình bà chưa tới 100 kw/tháng, tập trung ở những hàng điện tử gia dụng như nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh... chứ không phải ở đèn chiếu sáng nên không có nhu cầu sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét